Văn hóa ẩm thực Nhật Bản không chỉ là một phần thiết yếu của đời sống mà còn là một nét đẹp đặc trưng được cả thế giới ngưỡng mộ. Từ những món ăn truyền thống đến những món hải sản tươi ngon, ẩm thực Nhật Bản luôn khiến người thưởng thức phải trầm trồ khen ngợi vì sự tinh tế và nghệ thuật trình bày. Bài viết này sẽ đưa bạn khám phá sâu sắc các món ăn nổi tiếng Nhật Bản, từ sushi, sashimi đến ramen, đồng thời giới thiệu vai trò của Công ty xklđ Thanh Giang trong việc quảng bá và đưa các nét văn hóa này đến gần hơn với bạn trẻ trong qua các chương trình du học và trải nghiệm văn hóa.Văn Hóa Ẩm Thực Nhật Bản

Sushi – Biểu tượng ẩm thực Nhật Bản  

Những loại sushi nổi tiếng

Sushi là một món ăn truyền thống của Nhật Bản với lịch sử hơn 1000 năm. Với sự độc đáo và riêng biệt món ăn này trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Thông thường sushi gồm hai phần: Shari và Neta. Shari là cơm (nấu với giấm, muối và đường) và Neta (cá, rau, thịt, trứng cuộn luộc…).

  • Nigiri Sushi: Đây là một trong các loại sushi phổ biến nhất với phần Neta (cá, rau, trứng, thịt…) đặt trên cục cơm.
  • Hosomaki Sushi: Sushi cuộn được gọi là Maki Sushi ở Osaka hoặc Nori Maki ở Tokyo. Các loại sushi phổ biến này có cơm và nhân được bọc tròn trong lá rong biển (nori).
  • Uramaki sushi: Khác với Hosomaki Sushi, Uramaki sushi dùng lá rong biển để cuộn phần nhân và cơm bọc ở bên ngoài.
  • Gunkan Sushi: Phần cơm sushi được ép thành hình bầu dục, Neta đặt bên trên, và quấn tảo biển ở mặt ngoài. (Gunkan trong tiếng Nhật là chiến hạm)
  • Oishi sushi: Đây là loại sushi phổ biến có hình dạng vuông vắn đặc biệt. Loại sushi phổ biến này có xuất xứ từ Osaka.

Quy trình làm sushi truyền thống  

Để làm ra món ăn sushi truyền thống của Nhật Bản bạn cần phải chuẩn bị một số nguyên liệu sau: Gạo Nhật, hải sản tươi sống, rong biển, gia vị(mù tạt, nước tương, giấm sushi và gừng ngâm) để làm tăng hương vị cho món ăn.

Bước 1: Nấu gạo, sau khi gạo chín thì trộn nhẹ với giấm sushi để làm cho cơm có độ mềm dẻo và tơi xốp.

Bước 2: Chuẩn bị hải sản, hải sản cần được cắt lát mỏng nghiêng 45 độ, để tạo sự đẹp mắt và hấp dẫn.

Bước 3: Để cuộn sushi được đẹp thì các bạn nên đặt tấm rong biển lên thảm tre, trải đều gạo lên mặt rong biển. Sau đó thêm món hải sản, rau củ vào giữa và cuộn đều.

Bước 4: Cắt sushi bạn nên cắt bằng dao sắc, chú ý khi cắt sushi cần làm ướt dao và lau sạch để miếng sushi không bị dính và trở nên đẹp mắt hơn.

Sushi trong văn hóa và đời sống Nhật Bản  

Sushi, món ăn trứ danh của Nhật Bản, ban đầu sushi là phương pháp bảo quản cá có nguồn gốc ở Đông Nam Á. Vào thời Edo (1603-1868) với sự ra đời của nigirizushi (cơm nắm với cá sống) đã biến sushi thành món ăn truyền thống tươi ngon của Nhật Bản ngày nay. 

Sushi đặc biệt coi trọng nguyên liệu tươi ngon, nhất là hải sản, thể hiện sự kết nối với thiên nhiên. Chế biến sushi đòi hỏi kỹ thuật cao và sự tỉ mỉ từ việc chọn gạo, pha chế giấm, cắt thái cá đến cách nắm cơm. 

Sushi đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa Nhật Bản. Sushi thường được dùng trong các dịp lễ tết, tiệc mừng và các sự kiện quan trọng. Sushi cũng là một món ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Nhật, từ bữa trưa văn phòng đến bữa tối gia đình.

Ramen – Hương vị đặc trưng từ Nhật Bản  

Các loại ramen cơ bản  

Shoyu ramen: Đây là một trong những loại ramen phổ biến nhất và lâu đời nhất. Nước dùng có màu nâu trong, được làm từ nước tương (shoyu) và thường được hầm từ xương gà, thịt heo, cá hoặc rau củ.

Shio Ramen: Shio ramen có nước dùng trong và màu vàng nhạt, được nêm chủ yếu bằng muối. Nước dùng thường được hầm từ xương gà, cá hoặc hải sản.

Miso Ramen: Miso ramen có nguồn gốc từ Hokkaido và rất phổ biến ở miền Bắc Nhật Bản. Nước dùng được làm từ tương miso (một loại tương đậu nành lên men) và thường được hầm với thịt heo, gà hoặc cá.

Tonkotsu Ramen: Tonkotsu ramen có nguồn gốc từ Fukuoka (Kyushu) và rất nổi tiếng trên toàn thế giới. Nước dùng được hầm từ xương heo trong nhiều giờ (thậm chí lên đến 20 tiếng) để tạo ra một loại nước dùng sánh mịn, màu trắng đục và có vị ngọt béo đặc trưng.

Tsukemen: Tsukemen là một loại ramen đặc biệt, trong đó mì và nước dùng được phục vụ riêng biệt. Mì thường được trụng lạnh sau khi luộc và được chấm vào nước dùng nóng, đậm đà trước khi ăn.

Bí quyết thưởng thức ramen chuẩn Nhật  

Mì ramen Nhật Bản là một món ăn phổ biến nên việc thưởng thức món ăn này không quá cầu kì. Thanh Giang khuyên bạn nên thưởng thức và nếm thử nước dùng trước khi ăn các món khác, để bạn cảm nhận rõ trọn vẹn  hương vị độc đáo của nước dùng.

Mì ramen có dạng tròn và rất trơn nên khi ăn bạn nên dùng thìa, nhúng mì vào nước dùng để mì thấm đều hương vị. Mì ramen ngon nhất khi còn nóng. Vì vậy, hãy thưởng thức tô mì của bạn càng sớm càng tốt để tránh mì bị nguội và mất ngon.

Các loại topping của Ramen như chashu (thịt heo om), menma (măng muối), nori (rong biển), trứng luộc… đều có hương vị riêng. Bạn có thể ăn kèm với gừng đỏ muối (beni shoga) và cho thêm một chút dầu mè (rayu) giúp tăng thêm hương vị cho ramen.

Ramen và sự phát triển quốc tế  

Ramen là một món ăn được làm chủ yếu từ sợi mì bột mì, ăn kèm với nước súp. Tuy nguồn gốc của nó bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng ramen đã phát triển mạnh mẽ và mang đậm dấu ấn riêng của ẩm thực Nhật Bản.

Ramen đã phát triển và trở thành một phần văn hóa không thể thiếu trong ẩm thực của Nhật Bản. Ramen trở nên phổ biến khắp Nhật Bản vào thời Minh Trị (1868-1912), khi các giao lưu văn hóa với nước ngoài gia tăng.

Năm 1910, cửa hàng ramen đầu tiên của Nhật Bản mang tên “Kuraiken” đã mở cửa tại Asakusa, Tokyo. Đây được coi là nơi khởi nguồn của món Shoyu ramen – một loại ramen có nước súp nhạt được làm từ nước tương, tảo bẹ và nước luộc gà. Sau thế chiến thứ 2 các quán Ramen được mở rộng khắp Nhật Bản và món ăn này dần phổ biến với người dân.

Tempura – Tinh túy của sự kết hợp

Món ăn tempura

Lịch sử và nguồn gốc tempura

Vào thế kỷ 16, các nhà truyền giáo và thương nhân người Bồ Đào Nha đã đến Nhật Bản, mang theo nhiều thứ mới lạ, trong đó có cả kỹ thuật chiên bột. Từ “tempura” được cho là xuất phát từ tiếng Bồ Đào Nha “tempora” hoặc “tempero”, liên quan đến khoảng thời gian ăn chay của người Công giáo. 

Đến thế kỷ 17, nguyên liệu và cách làm tempura có sự thay đổi đáng kể. Người ta kết hợp bột với hải sản tươi sống để làm món chiên. Một số nơi cũng tìm cách biến tấu món này, chẳng hạn như xiên hải sản rồi mới tẩm bột, ăn kèm với cơm trắng, soba (mì kiều mạch) hoặc sushi.

Quy trình nấu tempura chuẩn vị

Tempura là một món chiên nên cách làm ra món này cũng rất đơn giản.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm bột chiên tempura, hải sản (tôm, mực, cá,…) và rau củ (ớt chuông, măng tây, nấm,…)

Bước 2: Pha bột tempura. Trộn hỗn hợp gồm bột mì, trứng, muối nở, dầu và thêm gia vị tùy ý. Bạn cũng có thể mua gói bột Tempura pha sẵn trong siêu thị để dùng.

Bước 3: Lăn hải sản và rau củ qua bột Tempura rồi bắt đầu chiên. 

Biến tấu tempura trong từng vùng  

Kantō (Vùng Tokyo)

Ở Kantō (Vùng Tokyo) nguyên liệu chính của món Tempura là hải sản tươi sống như tôm (ebi), cá chình biển (anago), cá whiting (kisu), mực (ika) là những nguyên liệu được ưa chuộng. Tempura ở đây ăn cùng với nước chấm tentsuyu được pha chế từ nước tương, mirin và dashi, thường được ăn kèm với củ cải trắng bào (daikon oroshi)

Kansai (Vùng Osaka, Kyoto)

Tempura ở vùng Kansai có xu hướng nhẹ nhàng hơn so với vùng Kantō, với lớp bột chiên mỏng và ít dầu mỡ hơn. Nguyên liệu chính của món Tempura ở đây thường là rau củ theo mùa như bí ngòi, cà tím, ớt chuông, hành tây. Ở Kansai mọi người thường ăn tempura kèm với muối hoặc nước tương pha loãng.

Sự biến tấu của địa phương

Mỗi vùng miền đều có những biến tấu riêng, mang đến những trải nghiệm ẩm thực độc đáo và thú vị cho thực khách. Việc khám phá những biến tấu tempura khác nhau là một cách tuyệt vời để hiểu thêm về văn hóa ẩm thực phong phú của Nhật Bản.

Sashimi – Nghệ thuật chế biến cá sống  

Các loại sashimi phổ biến

Sashimi là một món ăn truyền thống của ẩm thực Nhật Bản, được làm từ các loại hải sản tươi sống như cá, tôm, hàu, sò điệp, bạch tuộc, cá hồi, cá ngừ, cá trích và các loại hải sản khác thường ăn cùng với rau sống, wasabi, nước tương và gari.

Sashimi cá hồi: Cá hồi là loại cá phổ biến trong Sashimi, hầu như những ai ăn được Sashimi đều thích loại cá này.

Sashimi cá ngừ: Maguro (cá ngừ) là một trong những loài cá hiếm và là món ăn đặc sắc. Thịt cá có màu đỏ tươi sáng và có kết cấu mềm mịn.

Sashimi cá cam (Hamachi): Cá cam là một trong số ít nguyên liệu được người Nhật tôn sùng như báu vật quốc gia, được mệnh danh là: “ tuyệt phẩm mùa đông” hay thịt bò Kobe đến từ vùng biển

Cá trích (Saba): Cá trích sashimi có vị béo đặc trưng, thường được ướp giấm nhẹ để giảm bớt mùi tanh.

Cách chọn hải sản cho món sashimi

Để có món sashimi ngon, việc lựa chọn hải sản tươi sống là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số tiêu chí:

  • Màu sắc: Hải sản phải có màu sắc tươi tắn, không bị xỉn màu.
  • Độ đàn hồi: Thịt cá phải săn chắc, có độ đàn hồi tốt.
  • Mùi: Hải sản tươi có mùi biển đặc trưng, không có mùi tanh khó chịu.
  • Nguồn gốc: Nên chọn hải sản có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.  

Sashimi và sức khỏe  

Thành phần chính của món sashimi là cá và hải sản sống của người Nhật Bản. Sashimi là món ăn giàu Omega 3 và DHA bởi chúng gồm nhiều loại cá béo. Vậy nên ăn Sashimi sẽ giúp cải thiện trí não và thị giác. Chưa kể trong các loại cá tươi sống có chứa thành phần chống viêm tự nhiên, Vitamin D giúp ngăn ngừa thoái hoá cột sống và hỗ trợ xương khớp chắc khỏe.

Nếu bạn có mong muốn khám phá thêm về món ăn Sashimi và văn hóa ẩm thực của Nhật Bản hãy đến với công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản Thanh Giang. Chúng tôi có rất nhiều chương trình đi du học và xklđ tại Nhật Bản giúp bạn có cơ hội thưởng thức ẩm thực và tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa truyền thống.

Các món nướng Yakitori và Takoyaki  

Yakitori – Món nướng truyền thống

Yakitori, theo tiếng Nhật, có nghĩa là thịt gà xiên nướng và cũng được dùng để ám chỉ các món ăn xiên que nói chung. Điểm đặc biệt thu hút của món ăn này là phần gia vị ướp và cách chế biến. Thịt gà được cắt thành từng miếng nhỏ, xiên vào que tre và nướng với nhiều loại gia vị khác nhau, như muối, nước sốt tare (làm từ nước tương, mirin, đường và các gia vị khác).

Các loại Yakitori nổi tiếng Nhật Bản

  • Negima là một trong những loại yakitori phổ biến nhất, là các miếng thịt gà (thường là thịt đùi) xiên que với những miếng tỏi tây ở giữa.
  • Momo là các xiên momo được tạo thành từ những miếng đùi gà.
  • Tsukune là thịt viên làm từ thịt gà băm, trứng, rau và gia vị.

Takoyaki – Viên bạch tuộc nổi tiếng

Takoyaki là món bánh bạch tuộc nướng hình tròn, được làm từ bột mì, bạch tuộc, hành lá, gừng đỏ và sốt takoyaki. Takoyaki thường được ăn nóng với sốt mayonnaise và cá bào katsuobushi.

Takoyaki có nguồn gốc từ thành phố Osaka của Nhật vào những năm 1935. Được cho là phát minh của một người bán hàng rong và lấy cảm hứng từ món Akashiyaki hoặc Tamagoyaki – một loại bánh bao bạch tuộc làm từ trứng ăn kèm với nước dùng Dashi.

Cách thưởng thức yakitori và takoyaki  

Các món nướng như Yakitori và Takoyaki ngon nhất là khi thưởng thức nóng hổi ngay sau khi được chế biến để bạn có thể cảm nhận rõ hương vị của món ăn. Yakitori và Takoyaki nên ăn kèm với các gia vị như  mayonnaise, tương ớt, rong biển rắc cơm, cá bào,… để món ăn trở nên ngon miệng hơn.

Câu hỏi thường gặp về văn hóa ẩm thực Nhật Bản  

Người Nhật thường ăn món gì vào dịp lễ?

Nhật Bản là đất nước có nền văn hóa đa dạng và độc đáo, chính vì thế mà đất nước này có rất nhiều các dịp lễ đặc biệt.

Osechi Riyori (ngày 1 đến ngày 3, tháng Một – Năm mới)

Osechi Riyori là món ăn được dùng vào ngày đầu năm mới tại Nhật Bản. Những món ăn này thường có nhiều màu sắc và mang ý nghĩa tốt lành. Vì vậy mà từ xa xưa, đây được coi là lễ vật dâng lên các vị thần vào ngày Sechiku. 

  • Zouni (Năm mới): Zouni (hay o-zouni) là loại súp bánh dày mochi nấu với rau củ và cũng được ăn vào dịp Tết đầu năm với Osechi Ryouri.
  • Shoujin Ryouri (ngày 14 và ngày 15, tháng Tám – Obon): Shoujin ryouri là món ăn được làm từ rau củ, đậu và ngũ cốc – cơ bản là một món ăn chay, dựa trên thuyết không sát sanh của đạo Phật.
  • Lươn (Doyou no ushi no hi): Lươn là món ăn chính trong ngày lễ ăn lươn của Nhật Bản (Doyou no ushi)
  • Bí đỏ (Đông chí): Bí đỏ được ăn vào ngày đông chí. Người ta bảo rằng nếu bạn ăn bí đỏ vào mùa đông, bạn sẽ không bị cảm.

Vào các dịp lễ hội khác, tùy theo từng vùng miền mà người Nhật có những món ăn truyền thống khác nhau.

Món ăn Nhật Bản

Sushi và sashimi có khác nhau không?

Sushi và sashimi là hai món ăn dễ bị thực khách lầm tưởng là một. Sushi thường được biết đến như một món cơm trộn với dấm khi ăn thường kết hợp với cá sống, trứng cá, hay rau củ và thường được cuốn trong lá rong biển. Còn sashimi là món ăn mà thành phần chính là các loại hải sản tươi sống và thường ăn kèm với lá tía tô hoặc củ cải bào.

Trong thói quen của người Nhật thì sushi thường là món ăn chính trong các bữa ăn giống như cách người Việt chúng ta ăn cơm, còn sashimi thường là món khai vị giúp đánh thức cảm nhận của thực khách.

Có bao nhiêu loại ramen chính?

Mì ramen của Nhật có rất nhiều loại nhưng trong đó có 4 loại ramen chính và phổ biến nhất đó là:

Shoyu ramen: Loại mì Ramen có màu nâu xì dầu đặc trưng kết hợp với hương thơm thanh nhẹ của đậu nành.

Shio ramen: Shio Ramen là ramen lâu đời nhất tại Nhật Bản. Shio Ramen được nấu từ nhiều loại muối kết hợp với thịt gà hoặc xương heo khác nhau. 

Miso ramen: Là mì ramen có nước dùng được làm từ tương miso (một loại tương đậu nành lên men)

Tonkotsu Ramen: Tonkotsu Ramen có nước dùng màu trắng nhạt được hầm từ xương heo và mỡ.

Tempura được làm từ nguyên liệu gì?

Tempura thường được làm từ hải sản (tôm, cá, mực) và rau củ (bí ngòi, cà tím, ớt chuông) được nhúng trong bột chiên và chiên giòn.

Thưởng thức sashimi với loại gia vị nào là tốt nhất?  

Sashimi thường được ăn kèm với nước tương, wasabi (mù tạt Nhật Bản) và gừng ngâm chua (gari). Theo cách ăn chuẩn của người Nhật thì nên cho một ít mù tạt lên miếng cá và chấm với nước tương, không nên trộn mù tạt vào nước tương.

Những lưu ý khi thưởng thức ẩm thực Nhật  

Cách dùng đũa chuẩn mực

Ở Nhật Bản, mọi hành động đều đi kèm với những quy tắc và lễ nghi riêng, và việc sử dụng đũa cũng không phải là ngoại lệ. Khi bạn dùng bữa tại một nhà hàng Nhật Bản, bạn sẽ được phục vụ một dụng cụ gác đũa, được gọi là “hashioki”. Khi bạn không dùng đũa nữa, hãy đặt chúng lên hashioki.

Trong văn hóa sử dụng đũa của người Nhật, việc cắm đũa thẳng đứng vào bát cơm được coi là một điều cấm kỵ, vì hành động này mang lại nhiều điều xui xẻo. Ngoài ra, hãy hạn chế tối đa việc dùng đũa của mình để gắp thức ăn cho người khác, và đặc biệt là không để người đó nhận thức ăn bằng đũa của họ. 

Văn hóa ăn uống tại Nhật Bản  

Văn hóa ăn uống của Nhật Bản không chỉ dừng lại ở hương vị món ăn mà còn bao gồm cả những quy tắc ứng xử và nghi lễ thể hiện sự tôn trọng đối với thức ăn, người chế biến và những người cùng dùng bữa. Hai câu nói quen thuộc thể hiện rõ nét văn hóa này là “itadakimasu” trước bữa ăn và “gochisousama deshita” sau bữa ăn.

Itadakimasu: Câu nói này thường được dịch là “xin mời dùng bữa” nhưng ý nghĩa sâu xa hơn của nó là “Tôi xin khiêm tốn nhận lấy”.

Gochisousama deshita: Câu nói này được dịch là “cảm ơn vì bữa ăn ngon”. Nó thể hiện sự biết ơn đối với người đã chuẩn bị bữa ăn và sự hài lòng với những gì đã được thưởng thức.

Lưu ý khi dùng sushi và sashimi

Để cảm nhận được hương vị trọn vẹn của sushi và sashimi, bạn nên thưởng thức chúng ngay khi được phục vụ. Sushi và sashimi ngon nhất khi còn tươi. Hải sản tươi sống sẽ giữ được độ ngọt tự nhiên, kết cấu săn chắc và hương vị tinh khiết nhất ngay sau khi được chế biến.

Nước tương là một gia vị không thể thiếu khi ăn sushi và sashimi, giúp tăng thêm hương vị đậm đà cho món ăn. Tuy nhiên, bạn nên tránh chấm quá nhiều nước tương, vì điều này có thể làm át đi hương vị tự nhiên, tinh tế của hải sản.

Gừng ngâm chua (gari) thường được dùng kèm với sushi và sashimi, không chỉ để trang trí mà còn có tác dụng làm sạch vị giác giữa các lần ăn.

 

Để hiểu sâu hơn về văn hóa ẩm thực Nhật Bản và có trải nghiệm trực tiếp, hãy tìm hiểu về các chương trình du học và trải nghiệm văn hóa của Công ty Thanh Giang. Chúng tôi cung cấp các khóa học và tour du lịch đầy thú vị, mang đến cái nhìn thực tế và sống động về ẩm thực và văn hóa Nhật Bản.  

🌟 Công ty xklđ Thanh Giang
🌍 Website: TopJob360
📧 Email: water@thanhgiang.com.vn
📞 Hotline hỗ trợ: 091.858.2233 / 096.450.2233 (Zalo)
📍 Địa chỉ: Số 30, Ngõ 46, Phố Hưng Thịnh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
Và 15 Chi Nhánh trên toàn quốc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook 091.858.2233 Tải tài liệu
luyện thi JLPT
Kiểm tra trình độ

    Đăng ký ngay